Mời quý vị tham khảo một số mẫu TƯỢNG 18 VỊ LA HÁN (THẬP BÁT LA HÁN) tại TƯỢNG PHẬT ĐẠO UYỂN, nếu cần tư vấn quý vị có thể liên hệ đến:
LIÊN HỆ
1. Lịch sử và ý nghĩa tượng 18 Vị La Hán (Thập Bát La hán)
Là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á, Phật giáo đã phát triển cực kỳ thịnh vượng trong suốt một quãng thời gian dài. Trong suốt lịch sử nhân loại, Phật giáo đã đóng vai trò quan trọng trong thế giới tinh thần của đông đảo người dân.
Châu Á là cái nôi ra đời và cũng là nơi đạo Phật phát triển mạnh nhất. Theo đó, mọi người đều biết đến các vị Phật trong đạo Phật. 18 vị La Hán cũng là một trong những hình tượng nổi tiếng và có sức ảnh hưởng trong Phật giáo.
18 vị La Hán còn được gọi là Thập Bát La Hán, cách gọi được dùng trong các giai thoại về các vị A La Hán.
Ban đầu, số lượng La Hán được miêu tả chỉ có 10 vị đệ tử của Đức Phật dù rong kinh điển Phật giáo sơ kỳ của Ấn Độ chỉ ghi chép có bốn vị.
Về sau, số lượng La hán tăng dần lên 16, bao gồm cả nhân vật có thật và hư cấu, và được biết đến qua tác phẩm Nandimitrāvadāna (法住記, Pháp trụ ký) của Đại sư người Sri Lanka Nandimitra, được dịch bởi pháp sư Huyền Trang sang chữ Hán, nhờ đó danh tự của 16 vị La hán được ghi nhận. Vì một số lý do nào đó, tên của một trong những vị La hán đầu tiên, Kundadhana đã không còn xuất hiện trong danh sách này.
Đến đời nhà Thanh, khi người đời tạc tượng 16 vị La Hán, xuất phát từ lòng tôn kính nên đã đem Khánh Hữu tôn giả và đại sư Huyền Trang thêm vào thành 18 vị. Nhưng vào năm Thanh Càn Long, Hoàng đế đã xác định vị La Hán thứ 17 và 18 là: La Hán Hàng Long và La Hán Phục Hổ tất cả họ đều là đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Do điều này, hình tượng 18 La hán phổ biến tại Trung Quốc, ảnh hưởng đến cả Việt Nam, có nhiều dị bản. Ở Nhật Bản và Tây Tạng, vẫn tiếp tục phối vị 16 La Hán. (Nguồn: Wikipedia)
Theo truyền thống Trung Quốc, 18 vị La Hán thường được xếp theo thứ tự dưới đây
Theo truyền thống Trung Quốc, 18 vị La Hán thường được xếp theo thứ tự dưới đây, không phải phân chia theo thời điểm đắc đạo:
Tọa Lộc, Khánh Hỷ (Hỉ Khánh), Cử Bát, Thác Tháp, Tĩnh Tọa, Quá Giang, Kị Tượng, Tiếu Sư, Khai Tâm, Tham Thủ, Trầm Tư, Khoái Nhĩ, Bố Đại, Ba Tiêu, Trường Mi, Kháng Môn, Hàng Long và Phục Hổ. Tuy nhiên hình ảnh các tôn giả đại diện lại có sự khác biệt, nhất ở 2 vị trí La hán được bổ sung về sau.
2. Sơ lược về mỗi vị La Hán:
Tọa Lộc La Hán:
Ông vốn là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Đà. Sau khi xuất gia, ông thường cưỡi hươu về cung khuyên bảo quốc vương xuất gia. Sau này quốc vương thoái vị nhường ngôi cho Thái tử và đi tu. Vì vậy, ông được người đời gọi tên là “Tọa Lộc La Hán”.
Khánh Hỷ La Hán:
Ông nguyên là một nhà hùng biện của Ấn Độ cổ đại. Có người từng hỏi ông: “Thế nào là vui?” Ông giải thích rằng: “Từ thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác mà cảm nhận được vị của niềm vui.” Người ta lại hỏi ông: “Thế nào là khánh (mừng)?” Ông trả lời rằng: “Không do tai mắt mũi miệng tay mà cảm thấy vui thì đó là khánh, ví dụ như thành tâm hướng Phật, tâm cảm nhận thấy Phật thì vui.”
Cử Bát La Hán:
Ông là một vị hòa thượng hóa duyên. Phương pháp hóa duyên của ông không giống người khác mà là ông giơ bát lên cao để hướng về người xin ăn.
Thác Tháp La Hán:
Ông là vị đệ tử cuối cùng của Phật Đà. Bởi vì tháp là tượng trưng cho Phật, vì tưởng niệm đã đi theo Phật Tổ nên ông tự đặc chế ra một cái tháp và mang theo bên mình.
Tĩnh Tọa La Hán:
Vị La Hán này vốn là một võ sĩ. Sau khi xuất gia, Sư phụ vì muốn ông vứt bỏ tính cách lỗ mãng khi xưa nên bắt ông ngồi tĩnh tọa. Khi ông ngồi tĩnh tọa liền hiện ra thể trạng đại lực sĩ, đây là lý do người đời sau gọi ông là “Tĩnh Tọa La Hán”.
Quá Giang La Hán:
“quá giang” có nghĩa là qua sông, có tên này là vì ông đi thuyền vượt biển để truyền bá đạo Phật. Vị La Hán này vốn là một người bồi bàn của Phật Tổ, quản việc tắm rửa của Phật Tổ. Mẹ của ông sinh ông ở dưới gốc cây Bạt Đà La – một loài cây quý hiếm của Ấn Độ, nên đặt tên ông là Bạt Đà La.
Kỵ Tượng La Hán:
Ông vốn là một vị thuần phục voi. Bởi vì năng lực và khả năng làm việc của voi lớn lại có thể nhìn xa.
Tiếu Sư La Hán:
Ông nguyên là một thợ săn dũng mãnh, ngay cả hổ và sư tử cũng bị ông săn bắt. Sau khi xuất gia ông từ bỏ sát sinh nên khi được chứng quả La Hán, có hai con sư tử đi đến bên ông cảm kích ông đã buông bỏ dao kiếm. Sau khi thành đạo, ông đã đưa hai con sư tử bên mình.
Khai Tâm La Hán:
Ông vốn là Thái tử Trung Thiên Trúc. Khi người em của ông muốn tranh đoạt ngôi vua với ông, ông nói: “Trong tâm ta chỉ có Phật, chứ không có Vương vị.” Hơn nữa, ông còn mở lồng ngực của mình ra, người em nhìn thấy quả nhiên trong tim ông có một vị Phật nên không làm loạn nữa.
Thám Thủ La Hán:
Ông là người con được sinh ra ở ven đường. Ông là anh trai ruột của vị La Hán Khán Môn. Mỗi khi ngồi đả tọa xong, ông liền giơ hai tay lên đầu và thở dài một hơi, nên sau này được người đời gọi là “Thám Thủ La Hán”.
Trầm Tư La Hán:
Ông là người con trai của Phật Thích Ca Mâu Ni. Theo cha đi xuất gia làm một trong 10 đại đệ tử của Phật Đà.
Khoái Nhĩ:
Ông còn được gọi là Oạt Nhĩ La Hán, Ông vốn là một nhà lý luận. Vì luận “nhĩ căn” mà nổi tiếng thế nhân. Cái gọi là “nhĩ căn” chính là một trong số lục căn bao gồm: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Lục căn là khí quan chủ yếu để chúng ta nhận thức thế giới. Muốn thành Phật, lục căn phải thanh tịnh. Trong lục căn thì nhĩ căn sinh ra nhận thức. Cho nên nhĩ căn thanh tịnh là quan trọng nhất. Bởi vì vị La hán này có nhĩ căn thanh tịnh nhất nên khi tạc tượng trong Phật giáo thường đắp hình dáng của ông thành hình nhĩ căn.
Bố Đại La Hán:
Ông vốn là người bắt rắn ở Ấn Độ cổ. Khi đi bắt xà trong núi ông thường mang túi to để tránh cho người đi đường bị rắn cắn. Sau đó ông lại nhổ bỏ răng độc của chúng đi và thả vào rừng núi. Bởi vì phát thiện tâm và đắc được quả vị La Hán bên thân ông luôn có chiếc túi nên người đời gọi ông là “Bố Đại La Hán”.
Ba Tiêu La Hán:
Ông vốn là một người buôn bán. Ngày ông ra đời trời mưa rất to. Lá cây chuối ở hậu viện bị mưa rơi xuống kêu sột soạt nên mẹ ông đặt ông là Phạt Na Ba Tư (Tiếng Phạn có nghĩa là mưa). Sau này khi ông xuất gia thường hay đứng dưới cây chuối dụng công nên có tên là Ba Tiêu La Hán.
Trường Mi La Hán:
Ông vốn là một hòa thượng. Khi sinh ra ông đã có lông mày trắng dài rủ xuống, bởi kiếp trước ông chính là một hòa thượng tu hành, tu hành đến già, tóc đều rụng hết chỉ còn hai cọng lông mày dài. Sau khi chết đầu thai chuyển thế, cọng lông mày này cũng được mang theo. Cha mẹ ông biết rõ ông là người tu hành cho nên lại đưa ông đi xuất gia.
Khán Môn La Hán:
Như đã nói ở trên,ông là em trai của Thám Thủ La Hán, mỗi lần ông đi hóa duyên đều dùng nắm tay gõ cửa từng nhà để họ ra bố thí. Phật cho rằng cách của ông không ổn nên đã ban cho ông một cây gậy tích trượng. Lúc ông hóa duyên thì dùng cây gậy này rung lắc trước cửa, chủ nhà nghe thấy thanh âm này sẽ vui mừng mà ra cửa bố thí. Vì vậy ông được gọi là Khán Môn La Hán.
Hàng Long La Hán:
Một tên ác ma ở Ấn Độ cổ đã xúi giục, kích động người dân ở nơi kia sát hại tăng nhân, hủy hết tượng Phật và đem hết kinh Phật cướp đi. Long Vương đã dùng nước bao phủ nơi đó và đem kinh Phật về long cung. Sau này Khánh Hữu đã hàng phục Long Vương, thu hồi kinh Phật.
Phục Hổ La Hán:
Ông vốn là một tăng nhân. Bên ngoài chùa của ông thường có hổ gầm nên ông cho rằng hổ đói bụng. Thế là, ông liền đem phần cơm của mình cho hổ ăn. Dần dà, hổ bị tấm lòng lương thiện của ông thu phục. Đây cũng là lý do mà mọi người gọi ông là “Phục Hổ La Hán”.
3. Hình tượng 18 vị La Hán
Có thể nói, vì sự ảnh hướng lớn của 18 vị La Hán trong nền Phật giáo châu Á, tượng của các ngài cũng là một trong những bộ tượng nổi tiếng.
Tượng của các vị La Hán thường được đặt chung với nhau, xếp thành hai hàng, mỗi hàng chín vị với các tư thế ngồi, đứng, nằm, cưỡi… Ngoài miền Bắc, tượng La Hán thường được đúc với tư thế ngồi; Trong miền Nam, các ngài lại được khắc với tư thế cưỡi trên lưng thú.
4. Ý nghĩa thờ tượng 18 vị La Hán
Hiện nay, chúng ta có thể thỉnh tượng La Hán về nhà để cầu khấn sự bình an cho gia đình. Với sự phong phú của chủng loại vật liệu, bây giờ chúng ta đã có tượng La Hán bằng gỗ, tượng La Hán bằng đá, tượng La Hán bằng composite,… Thậm chí, tùy theo yêu cầu và điều kiện, chúng ta còn có đủ loại kích thích để lựa chọn như tượng La Hán lớn đặt trong chùa, tượng La Hán trung bình đặt trong nhà hay tượng La Hán mini đặt trong xe, trong phòng,…
4. Địa chỉ thỉnh tượng Phật 18 vị La Hán uy tín tại Việt Nam
Cùng với nhu cầu tạc, mua và thỉnh tượng Phật, TƯỢNG PHẬT ĐẠO UYỂN ra đời.
Là một địa chỉ uy tín, chất lượng trong ngành nghề đúc tượng Phật, TƯỢNG PHẬT ĐẠO UYỂN nằm tại thành phố Hồ Chí Minh, là vị trí thuận tiện cho mọi người trong và ngoài thành phố tới tìm hiểu và thỉnh tượng Phật. Không chỉ như thế, với đội ngũ điêu khắc sư, họa sĩ được đào tạo chuyên nghiệp từ trường đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh.
TƯỢNG PHẬT ĐẠO UYỂN còn rất tập trung trong việc tạc, đúc tượng Phật theo yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Dù là kích cỡ, nguyên liệu hay hình dáng, các điêu khắc gia tại đây sẽ dành trọn thời gian và tâm huyết, tạo ra cho bạn một tượng Thập Bát La Hán ấn tượng mà không mất đi uy nghiêm, thành kính với giá cả phù hợp. Bên cạnh đó, giá thỉnh vô cùng hợp lý, TƯỢNG PHẬT ĐẠO UYỂN luôn có chính sách cúng dường và hỗ trợ vận chuyển cho các chùa, đạo tràng, đặc biệt là khi đặt tượng số lượng lớn.
Chúng tôi – TƯỢNG PHẬT ĐẠO UYỂN rất hoan nghênh quý Phật tử và quý khách hàng gần xa. Tâm niệm của chúng tôi là là xây dựng và nền Mỹ Thuật Phật giáo Việt Nam với một giá trị thuần Việt lưu giữ nghìn năm.
TƯỢNG PHẬT ĐẠO UYỂN
LIÊN HỆ