Khi đến tham quan các ngôi chùa, chúng ta dễ dàng nhìn thấy tượng Phật Di Lặc với nụ cười từ bi. Phật Di Lặc rất được tôn kính trong Phật giáo và phong thủy, là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc. Trong bài viết này hãy cùng Tượng Phật Đạo Uyển tìm hiểu kỹ hơn về Phật Di Lặctượng Phật Di Lặc nhé!

1.Giới thiệu khái quát về Phật Di Lặc

Di-lặc hay Di Lặc (dịch nghĩa là Từ Thị (慈氏), “người có lòng từ”, cũng có thuyết có tên là Vô Năng Thắng, phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa. Di Lặc là một vị Bồ Tát hay là Chuyển luân thánh vương.

Trong Phật giáo Tây Tạng, bồ tát Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Trong Phật giáo Trung Hoa, từ thế kỷ 10, hòa thượng Bố Đại được xem là hiện thân của Di Lặc.

Theo kinh điển Phật giáo, Di Lặc là vị Phật sẽ xuất hiện trên Trái Đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh, và chứng ngộ thành Phật. Phật Di Lặc sẽ là vị Phật kế tiếp Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni. Cõi giáo hóa của Bồ Tát hiện nay là nội viên của cõi trời Đâu-suất (sa. tuṣita). Bồ Tát Di-lặc được tiên tri sẽ giáng sinh trong kiếp giảm của tiểu kiếp kế tiếp, khi nhân thọ là 80.000 năm, tức khoảng hàng trăm triệu năm nữa theo năm Trái Đất, khi Phật Pháp đã hoàn toàn bị loài người lãng quên.

Sự tích về Phật Di Lặc được tìm thấy trong các tài liệu kinh điển của tất cả các tông phái Phật giáo (Nguyên thủy, Đại thừa, Kim cương thừa), và được chấp nhận bởi hầu hết các Phật tử như là một sự kiện sẽ diễn ra khi Phật Pháp đã bị lãng quên trên Trái Đất, và Bồ Tát Di-lặc sẽ là bậc giác ngộ Pháp và thuyết lại cho chúng sinh, tương tự như những vị Phật lịch sử đã làm trong quá khứ.

Nếu năm đức Phật xuất hiện trên Trái Đất được xem là hóa thân của Ngũ Phật thì Bồ Tát Di-lặc được xem như hóa thân của Thành sở tác trí (xem Phật gia, Ngũ trí).

Như đã nêu ở trên, Phật Di Lăc chỉ giáng sinh sau một thời gian rất dài về sau, khi Phật Pháp đã hoàn toàn bị loài người lãng quên. Tuy nhiên trong quá khứ, một số người đã tự xưng mình là Phật Di Lặc giáng thế để thực hiện các mưu đồ chính trị. Năm 689, Võ Tắc Thiên đã hạ lệnh cho Pháp Lãng ngụy tạo Đại Vân Kinh, cho rằng Võ Hậu là Di-lặc hạ sanh. Khoảng năm 713-755, Vương Hoài Cổ cũng tự xưng là Tân Phật (Phật Di-lặc) rồi khởi binh làm loạn. Năm 1022-1063 đời Bắc Tống, Vương Túc thống lãnh giáo đồ Di-lặc làm phản ở Bối Châu.

2.Hình ảnh, hình tượng Phật Di Lặc

Bồ Tát Di Lặc được coi là vị Phật thứ 5, vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái đất sau khoảng 30.000 năm nữa, thay thế Phật Thích ca Mâu Ni. Trong Phật giáo Tây Tạng, Di Lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Ở thế giới hiện đại, hình ảnh vị Phật này hiện hữu khắp mọi nơi: cửa hàng, khách sạn, nhà riêng, chùa chiền.

Trong tranh tượng, Phật Di Lặc thường ngồi trên ngai vàng, chân bắt chéo hoặc đặt xuống sàn, với hàm ý sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh. Ở những hình ảnh ban đầu, Di Lặc được mô tả như một vị hoàng tử thanh mảnh, tuấn tú, thường mặc trang phục hoàng gia Ấn Độ.

Tại Trung Quốc, Bồ Tát Di Lặc hay được trình bày với dáng vẻ mập mạp, hiền hòa, tự tại, miệng tươi cười, bụng phơi ra, trẻ con đeo xung quanh.

Người ta tin rằng đó chính là hình ảnh của Bố Đại (tức là Hòa thượng Túi Vải), một Thiền Sư Trung Quốc ở thế kỷ thứ 10. Tương truyền, nhà sư có tướng người mập mạp, trán hẹp, bụng lớn, nói năng vô định, ngủ nghỉ tùy chỗ, thường dùng một cây gậy, quẩy một túi vải để đựng những vật người cúng dường. Ông được khâm phục vì có tài tiên tri thời tiết nắng mưa.

Sau khi viên tịch, người dân vẫn thấy Bố Đại mang túi vải xuất hiện ở châu khác. Tin rằng ông chính là hóa thân của Di Lặc, người đời sau thường thể hiện hình ảnh Phật Di Lặc dưới dạng một Bố Đại mập tròn vui vẻ.

Phật Di Lặc trong Phong thủy còn gọi là “Phật Cười”, Di Lặc là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc trong phong thủy. Theo truyền thuyết, niềm vui lớn nhất của vị Bồ Tát này là biến những buồn phiền, giận dữ, áp lực hay căng thẳng của con người thành hạnh phúc. Người ta tin rằng nụ cười nội tâm của Di Lặc mạnh tới mức nó luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và, Phật tới đâu ở đó có hạnh phúc.

Di Lặc cũng được coi là biểu tượng của sự hài hòa, niềm vui vô tư lự. Chỉ cần nhìn ngắm khuôn mặt Phật, người buồn phiền cũng có thể thấy vui lên. Xoa bụng Phật được cho là mang lại vận may và sự tốt lành.

Tượng trưng cho thịnh vượng, Di Lặc thường được gắn với các biểu tượng giàu sang như đồng tiền, thỏi vàng và chiếc túi được cho là chứa rất nhiều châu báu. Đôi khi Phật cũng mang theo quả Hồ lô, biểu tượng của sức khỏe và trường thọ hoặc chiếc Gậy như ý, biểu tượng của quyền lực. Người ta thích chọn tượng Phật có khuôn mặt cười hả hê, với mong muốn nhận được nhiều niềm vui và mọi sự như ý.

3.Cách bày tượng Phật Di Lặc

Cách bài trí tranh và tượng Phật Di Lặc

Bày tượng Phật đối diện với cửa chính: nhiều nhà phong thủy khuyên nên đặt tượng Phật Di Lặc ở độ cao khoảng 1m, nhìn thẳng ra cửa nhà. Vị trí này được cho là giúp Phật biến toàn bộ khí vào nhà thành năng lượng tốt. Nếu không có được vị trí lý tưởng nói trên, hãy bày tượng ở một chiếc bàn cạnh tường hoặc ở góc xa nhất của phòng, đối mặt với cửa chính.

Đặt tranh hoặc tượng Phật ở cung Đông của ngôi nhà hay phòng khách để tạo sự hài hòa cho cả gia đình và hóa giải mọi rắc rối, cãi cọ.

Bày tượng Phật ở cung Sinh Khí của bạn để tăng vận may tài lộc, sức khỏe và thành công.

Bày tượng Phật ở cung Đông Nam của phòng khách, phòng lễ tân hoặc của toàn bộ ngôi nhà để gia tăng vận may tài lộc.

Với những người làm việc trong môi trường cạnh tranh, ví dụ người nắm giữ những vị trí chủ chốt của công ty, các chính trị gia… đặt Phật Di Lặc ở nơi làm việc hoặc tại nhà giúp mang lại may mắn và loại bớt sự thù địch. Hình ảnh của Phật cũng giúp tâm trí minh mẫn và giảm bớt căng thẳng.

Đặt tượng Phật trong xe ô tô giúp giảm bớt lo âu, tránh tai nạn và mang lại tin vui.

Bày tượng Phật ở bàn làm việc để giảm bớt căng thẳng và tranh cãi với đồng nghiệp, đồng thời giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn.

Học sinh muốn đạt thành tích cao có thể đặt tượng Di Lặc trên bàn học để tăng cảm hứng học tập.

Hiện tại, tượng Phật Di Lặc rất phổ biến, nguyên liệu đúc tượng Phật Di Lặc càng thêm phong phú. Cùng với sự đa dạng về chủng loại nguyên liệu đúc, chúng ta sẽ có tượng Phật Di Lặc bằng gỗ hương, tượng Phật Di Lặc bằng đá, bằng đồng, tượng bằng sứ, bằng gốm… Kích cỡ tượng Phật Di Lặc sẽ phụ thuộc vào nơi bạn thờ như: cỡ lớn thì có thể đặt ngoài sân, kích thước trung bình lại được đặt trong nhà, nhỏ và mini có thể đặt cả trong xe.

4.Tượng Phật Di Lặc tại Tượng Phật Đạo Uyển

Tượng Phật Đạo Uyển là nơi uy tín và đáng tin cậy để các Phật tử và khách hàng mua hoặc đúc tượng Phật Di Lặc. Với đội ngũ họa sĩ, điêu khắc sư được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản, chúng tôi chắc chắn sẽ có thể cung cấp cho khách hàng tượng Phật Di Lặc đẹpđầy bản sắc văn hóa Việt.

Là một địa chỉ uy tín, chất lượng trong ngành nghề đúc tượng Phật, Tượng Phật Đạo Uyển nằm tại thành phố Hồ Chí Minh, là vị trí thuận tiện cho mọi người trong và ngoài thành phố tới tìm hiểu và thỉnh tượng Phật. Không chỉ như thế, với đội ngũ điêu khắc sư, họa sĩ được đào tạo chuyên nghiệp từ trường đại học Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh.

Tượng Phật Đạo Uyển còn rất xuất sắc trong việc đúc tượng Phật Di Lặc theo yêu cầu, bán tượng Phật Di Lặc chất lượng, đáng tin cậy và uy tín và mong muốn của khách hàng. Dù là kích cỡ, nguyên liệu hay hình dáng, các điêu khắc gia tại đây sẽ dành trọn thời gian và tâm huyết, tạo ra cho bạn một tượng Phật Di Lặc đẹp với chi phí phù hợp mà không mất đi uy nghiêm, thành kính với giá cả phù hợp. Bên cạnh đó, giá thỉnh vô cùng hợp lý, Tượng Phật Đạo Uyển có chính sách cúng dường và hỗ trợ vận chuyển cho các chùa, đạo tràng, đặc biệt là khi đặt tượng số lượng lớn.

Tượng Phật Đạo Uyển hoan nghênh quý Phật tử và quý khách hàng gần xa. Tâm niệm của chúng tôi là là xây dựng và nền Mỹ Thuật Phật giáo Việt Nam với một giá trị thuần Việt lưu giữ nghìn năm.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

LIÊN HỆ

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.